Logo

    Tìm kiếm: đinh bộ lĩnh lên ngôi

    29 kết quả được tìm thấy

    Lễ dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư

    Lễ dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư

    Thời sự-

    Nhân dịp kỷ niệm 1055 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt (968-2023) và khai mạc Lễ hội Hoa Lư 2023, sáng 28/4 (9/3 âm lịch), tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên (huyện Hoa Lư), đoàn đại biểu các đồng chí lãnh đạo tỉnh tổ chức lễ dâng hương tại Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Đền thờ Vua Lê Đại Hành.

    Nhà nước Đại Cồ Việt ra đời, bước tiến vượt bậc của lịch sử dân tộc, đáp ứng yêu cầu khách quan và cấp bách sự nghiệp dựng nước, giữ nước và phục hưng dân tộc

    Nhà nước Đại Cồ Việt ra đời, bước tiến vượt bậc của lịch sử dân tộc, đáp ứng yêu cầu khách quan và cấp bách sự nghiệp dựng nước, giữ nước và phục hưng dân tộc

    Chính trị-

    Theo sử cũ, năm 968, sau khi đánh dẹp và thu phục 12 sứ quân, thống nhất giang sơn, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập nên nước Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư, xây dựng cung điện, chế triều nghi, thực thi quyền độc lập, tự chủ, xây dựng bộ máy nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

    Lễ tế Thiên và cầu quốc thái dân an

    Lễ tế Thiên và cầu quốc thái dân an

    Văn Hóa-

    Chiều tối 9/4, tại Đàn Kính Thiên Tràng An, xã Gia Sinh (huyện Gia Viễn) đã diễn ra lễ tế Thiên và cầu quốc thái dân an. Đây là một trong số các hoạt động nhân kỷ niệm 1054 Vạn Thắng Vương Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế, lập ra Nhà nước Đại Cồ Việt và nhân dịp Lễ hội Hoa Lư 2022.

    Tháng Tư, về với cố đô lịch sử

    Tháng Tư, về với cố đô lịch sử

    Ảnh-

    Lễ hội Hoa Lư được tổ chức thường niên tại Khu Di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư. Hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia 2021 và Kỷ niệm 1053 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, Lễ hội Hoa Lư năm 2021 sẽ diễn ra từ ngày 20 - 22/4/2021 (tức ngày 09 đến ngày 11 tháng 3 năm Tân Sửu). Gần ngày diễn ra lễ hội, rất đông du khách trong nước và quốc tế đã tìm về với cố đô lịch sử...

    Cố đô Hoa Lư- Kinh đô đầu tiên của Nhà nước phong kiến tập quyền

    Cố đô Hoa Lư- Kinh đô đầu tiên của Nhà nước phong kiến tập quyền

    Tin Tức-

    Hoa Lư được chọn là kinh đô đầu tiên của Nhà nước phong kiến tập quyền khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế năm 968…. Ngày nay dấu tích của Cố đô Hoa Lư thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cách thủ đô Hà Nội gần 100 km về phía Nam.

    Kỷ niệm 1052 năm Nhà nước Đại Cồ Việt Nhà nước Đại Cồ Việt thời Đinh

    Kỷ niệm 1052 năm Nhà nước Đại Cồ Việt Nhà nước Đại Cồ Việt thời Đinh

    Chính trị-

    Năm Mậu Thìn (968), Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế và cho định đô ở Hoa Lư. Về sự kiện này, Đại Việt sử ký toàn thư chép rõ: "Vua lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, dời Kinh ấp về động Hoa Lư, bắt đầu dựng đô mới, đắp thành đào hào, xây cung điện, đặt triều nghi. Bầy tôi dâng tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng đế".

    Nhà nước Đại Cồ Việt thời Đinh

    Nhà nước Đại Cồ Việt thời Đinh

    Văn Hóa-

    Năm Mậu Thìn (968), Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế và cho định đô ở Hoa Lư. Về sự kiện này, Đại Việt sử ký toàn thư chép rõ: "Vua lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, dời Kinh ấp về động Hoa Lư, bắt đầu dựng đô mới, đắp thành đào hào, xây cung điện, đặt triều nghi. Bầy tôi dâng tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng đế".

    Hoa Lư, một vùng kinh đô văn vật và trù phú

    Hoa Lư, một vùng kinh đô văn vật và trù phú

    Du Lịch-

    Những ngày này, các cấp ủy đảng, chính quyền cùng nhân dân tỉnh Ninh Bình đang nỗ lực chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 1050 năm Ngày Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập lên nhà nước Đại Cồ Việt đầu tiên tại Việt Nam. Huyện Hoa Lư nói chung, nhân dân xã Trường Yên nói riêng đang ngày đêm tu sửa, vệ sinh môi trường để đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành và bia tưởng niệm vua Lý Công Uẩn xanh, sạch, đẹp đón hàng triệu du khách trong nước và quốc tế thời gian tới.

    Ngành Văn hóa và Thể thao: Nhiều hoạt động hướng tới lễ kỷ niệm và lễ hội

    Ngành Văn hóa và Thể thao: Nhiều hoạt động hướng tới lễ kỷ niệm và lễ hội

    Văn Hóa-

    Lễ kỷ niệm 1050 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên của Việt Nam là sự kiện trọng đại nhằm tôn vinh, tri ân và làm sâu sắc thêm vị trí, vai trò của Nhà nước Đại Cồ Việt cũng như công lao, đóng góp của các bậc tiền nhân trong tiến trình lịch sử dân tộc.

    Nhà nước Đại Cồ Việt thời Đinh (968 - 980)

    Nhà nước Đại Cồ Việt thời Đinh (968 - 980)

    Văn Hóa-

    Năm 968, sau khi thống nhất được quốc gia, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt (tức "Nước Việt to lớn"), định đô ở Hoa Lư, xây dựng triều chính và quản lý đất nước.

    Lễ hội Hoa Lư: Nơi tôn vinh giá trị văn hóa, lịch sử vùng đất "địa linh nhân kiệt"

    Lễ hội Hoa Lư: Nơi tôn vinh giá trị văn hóa, lịch sử vùng đất "địa linh nhân kiệt"

    Du Lịch-

    Lễ hội Hoa Lư (trước đây là Lễ hội Trường Yên) được tổ chức hàng năm từ ngày 8 đến 10 tháng 3 âm lịch, tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư - nơi có đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành, cùng các nhân vật lịch sử có liên quan đến hai triều đại Đinh - Tiền Lê. Đây cũng là lễ hội thường niên lớn nhất của tỉnh Ninh Bình, ngoài mục đích kỷ niệm sự kiện Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế còn là dịp để tôn vinh những giá trị văn hóa của một vùng đất "địa linh nhân kiệt". Đặc biệt, năm 2018 là năm diễn ra các hoạt động kỷ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt (968-2018) - Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên của Việt Nam trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc càng khẳng định vị trí, vai trò và giá trị lịch sử to lớn của Lễ hội Hoa Lư và vùng đất nghìn năm văn hiến.

    Thành phố Ninh Bình hoàn thành giải phóng mặt bằng Dự án xây dựng Quảng trường và Tượng đài Đinh Tiên Hoàng đế

    Thành phố Ninh Bình hoàn thành giải phóng mặt bằng Dự án xây dựng Quảng trường và Tượng đài Đinh Tiên Hoàng đế

    Kinh tế-

    Sau 7 năm quyết liệt thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án xây dựng Quảng trường và Tượng đài Đinh Tiên Hoàng đế, đến ngày 26/9, thành phố Ninh Bình đã buộc phải tiến hành cưỡng chế hộ cuối cùng để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Như vậy, một trong những khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến tiến độ dự án là công tác GPMB đã được giải quyết. Đồng chí Vũ Hoài Chương, Phó Chủ tịch UBND thành phố Ninh Bình cho biết: Thành phố sẽ chỉ đạo đơn vị thi công tập trung cao nhất để sớm hoàn thành dự án theo đúng tiến độ phục vụ Đại lễ kỷ niệm 1050 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế.

    GPMB Dự án xây dựng Quảng trường và Tượng đài Đinh Tiên Hoàng đế: Kiên quyết thực hiện cưỡng chế đối với những hộ cố tình không chấp hành

    GPMB Dự án xây dựng Quảng trường và Tượng đài Đinh Tiên Hoàng đế: Kiên quyết thực hiện cưỡng chế đối với những hộ cố tình không chấp hành

    Kinh tế-

    Để đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục công trình phục vụ Đại lễ kỷ niệm 1050 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập nên nhà nước Đại Cồ Việt (968-2018), UBND tỉnh đã chỉ đạo thành phố Ninh Bình tập trung các giải pháp, giải quyết dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án xây dựng Quảng trường và Tượng đài Đinh Tiên Hoàng đế. Đối với những hộ cố tình không chấp hành, thành phố sẽ kiên quyết tổ chức cưỡng chế thu hồi đất xong trước ngày 30/9 để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, thu hồi đất, bồi thường, GPMB.

    Lễ hội Hoa Lư 2017: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

    Lễ hội Hoa Lư 2017: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

    Văn Hóa-

    Lễ hội Hoa Lư (trước đây là Lễ hội Trường Yên) là một lễ hội thường niên lớn nhất của tỉnh Ninh Bình nhằm kỷ niệm sự kiện Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế và để tri ân, hoài niệm về các vị tiền bối đã có công với dân, với nước. Lễ hội Hoa Lư lớn không chỉ bởi tầm vóc, quy mô tổ chức mà còn bởi đây chính là nơi hội tụ, kết tinh bản sắc văn hóa truyền thống của Ninh Bình, là niềm tự hào của biết bao thế hệ người dân đất Cố đô.

    THÔNG BÁO TỔ CHỨC LỄ HỘI HOA LƯ NĂM 2017

    THÔNG BÁO TỔ CHỨC LỄ HỘI HOA LƯ NĂM 2017

    Tư liệu văn kiện-

    Chào mừng kỷ niệm 1049 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt, Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầy đủ đầu tiên của Việt Nam, Ban Tổ chức Lễ hội Hoa Lư tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ hội Hoa Lư năm 2017. Mục đích nhằm tưởng nhớ và tri ân công lao to lớn của các bậc Tiên Đế, các bậc tiền nhân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước; khơi dậy truyền thống yêu nước và tinh thần đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, góp phần bảo tồn và phát huy truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc; quảng bá tiềm năng, thế mạnh du lịch, đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

    Lễ hội Hoa Lư: Nơi hội tụ những sắc màu văn hóa truyền thống

    Lễ hội Hoa Lư: Nơi hội tụ những sắc màu văn hóa truyền thống

    Xã hội-

    Lễ hội Hoa Lư (trước đây là Lễ hội Trường Yên) là một lễ hội thường niên lớn nhất của tỉnh Ninh Bình nhằm kỷ niệm sự kiện Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tri ân các vị tiền bối đã có công với dân với nước. Lễ hội này lớn không chỉ bởi tầm vóc, quy mô tổ chức mà còn bởi đây chính là nơi hội tụ, kết tinh bản sắc văn hóa truyền thống của Ninh Bình, là niềm tự hào của người dân Cố đô Hoa Lư. Không ở đâu trên mảnh đất Ninh Bình những sắc màu văn hóa lại được dịp phô diễn, tỏa hương khoe sắc như tại Lễ hội Hoa Lư.

    Hội nghị đóng góp ý kiến cho dự thảo kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 1050 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế

    Hội nghị đóng góp ý kiến cho dự thảo kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 1050 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế

    Văn Hóa-

    Ngày 30/9, tại UBND tỉnh đã diễn ra hội nghị đóng góp ý kiến cho dự thảo kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 1050 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế, thành lập nên nhà nước Đại Cồ Việt. Đến dự hội nghị có đồng chí Tống Quang Thìn, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện Sở Văn hóa, thể thao và du lịch; Sở Tài chính; Ban quản lý quần thể danh thắng Tràng An; Nhà hát chèo Ninh Bình; Trung tâm xúc tiến Du lịch; một số sở, ban ngành và các cơ quan chức năng có liên quan..

    Nơi "về nguồn" của những người con đất Cố đô

    Nơi "về nguồn" của những người con đất Cố đô

    Xã hội-

    Lễ hội truyền thống Trường Yên năm nay là năm thứ 2 được tổ chức theo nghi thức lễ hội di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia và nhân kỷ niệm 1048 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế. Cùng với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, của tỉnh, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong tỉnh đang tích cực chuẩn bị các điều kiện chu đáo phục vụ lễ hội, tạo điểm nhấn "về nguồn" cho những người con vùng đất Cố đô, thu hút khách tham quan trong và ngoài nước về với Ninh Bình.

    Vai trò của Đinh Tiên Hoàng đối với sự nghiệp thống nhất quốc gia và việc nâng cấp lễ hội Trường Yên thành lễ hội cấp Nhà nước

    Vai trò của Đinh Tiên Hoàng đối với sự nghiệp thống nhất quốc gia và việc nâng cấp lễ hội Trường Yên thành lễ hội cấp Nhà nước

    Thời sự-

    Nhân dịp kỷ niệm 1047 năm ngày Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (968-2015) và Lễ hội truyền thống Trường Yên, UBND tỉnh đã phối hợp với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức cuộc tọa đàm về giá trị lịch sử-văn hóa và vai trò của Đinh Tiên Hoàng với sự nghiệp thống nhất quốc gia, xây dựng nước Đại Cồ Việt trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam. Cuộc tọa đàm nhằm đề xuất những kiến nghị và giải pháp để nâng cấp Lễ hội Trường Yên thành Lễ hội cấp Nhà nước. Báo Ninh Bình trân trọng trích giới thiệu bài phát biểu đề dẫn của đồng chí Đinh Văn Điến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc tọa đàm này.

    Đinh Tiên Hoàng đế (924-979), người anh hùng dân tộc mở nền chính thống quốc gia

    Đinh Tiên Hoàng đế (924-979), người anh hùng dân tộc mở nền chính thống quốc gia

    Thời sự-

    Năm 968, sau khi dẹp yên loạn 12 sứ quân, thống nhất quốc gia, Vạn Thắng Vương Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế, khi mất được bầy tôi dâng miếu hiệu là Tiên Hoàng đế, nên sử thường gọi là Đinh Tiên Hoàng. Sau khi xưng đế, nhà vua đặt tên nước là Đại Cồ Việt, dựng Kinh đô ở Hoa Lư, đặt niên hiệu Thái Bình, sáng lập vương triều Đinh (968 - 980). Vương triều Đinh tuy chỉ tồn tại trong khoảng thời gian 12 năm, nhưng có vị trí đặc biệt và đã đạt được những thành tựu to lớn, rất đáng tự hào trong tiến trình lịch sử dân tộc.

    Đoàn đại biểu của tỉnh dâng hương tại Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư

    Đoàn đại biểu của tỉnh dâng hương tại Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư

    Thời sự-

    Ngày 7/4, nhân dịp kỷ niệm 1.046 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (986-2014) và Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư năm 2014, Đoàn đại biểu đại diện Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã đến dâng hương tại Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, Vua Lê Đại Hành và Nhà bia tưởng niệm Vua Lý Công Uẩn ở Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư.

    Để lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư diễn ra trang trọng, vui tươi, lành mạnh

    Để lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư diễn ra trang trọng, vui tươi, lành mạnh

    Văn Hóa-

    Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư năm 2014 là lễ hội kỷ niệm 1046 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, xây dựng nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên tại Việt Nam. Xác định đây là lễ hội lớn của huyện, là dịp để thu hút du khách trong và ngoài nước biết đến Ninh Bình nên từ nhiều ngày qua, các cấp, các ngành, các địa phương trong huyện Hoa Lư đã tích cực chuẩn bị các điều kiện, công việc cho lễ hội…

    Văn hóa, dấu tích Cố đô trường tồn cùng năm tháng

    Văn hóa, dấu tích Cố đô trường tồn cùng năm tháng

    Tư liệu văn kiện-

    Những ngày này Ninh Bình đã hoàn tất việc chuẩn bị kỷ niệm 1945 ngày Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế và mở lễ hội truyền thống Đinh - Lê, một lễ hội có qui mô Quốc gia. Từ cố đô Hoa Lư vẫn còn vang vọng đâu đây chiếu dời đô của Lý Công Uẩn, bắt đầu cho quá trình chấn hưng của nước Việt Nam độc lập.

    Phòng khám đa khoa quốc tế Ninh Bình Thăng Long